Đánh giá năng lực - SAT

Thi đánh giá năng lực (ĐGNL hay SAT) là kỳ thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.

Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.

VÌ SAO NÊN ÔN THI SAT?

Thi đánh giá năng lực với kết quả độc lập và không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng như kết quả học bạ của thí sinh đó.

Giúp các thí sinh sẽ gia tăng cơ hội và năng lực cạnh tranh vào được các trường đại học mà các em mong muốn.

Đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh. Kỳ thi không chỉ dựa vào kiến thức học tập mà còn đánh giá khả năng suy luận, giải quyết vấn đề, và tư duy logic của học sinh. Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn về năng lực cá nhân của họ và hướng nghiệp sau này.

Tham gia kỳ thi đánh giá năng lực này không những giúp thí sinh tăng khả năng được trúng tuyển vào trường mong muốn theo học mà còn giúp các em được thử sức, kiểm tra lại lượng kiến thức, kỹ năng đã được học trong liên tiếp 03 năm qua.

Góp phần lựa chọn được những thí sinh đủ tiêu chuẩn và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo trong trường. Vì vậy, định hướng kiểm tra đánh giá một số năng lực cơ bản là rất cần thiết để học sinh lựa chọn đúng ngành học phù hợp với năng lực của chính bản thân.

THỜI GIAN THI SAT

Kỳ thi ĐGNL thông thường sẽ được ĐHQG-HCM tổ chức thành 2 đợt vào cuối tháng 3 và cuối tháng 5 tại 21 địa phương. Các thí sinh cần lưu ý những mốc thời gian quan trọng của kỳ thi này để không bỏ lỡ cơ hội trở thành sinh viên ĐHQG-HCM.

Hình thức:

Thí sinh sẽ làm bài thi trên giấy với 120 câu hỏi trắc nghiệm trong 150 phút. Bài thi hướng đến đánh giá năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh gồm: sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; toán, suy luận logic và xử lý số liệu; giải quyết vấn đề liên quan lĩnh vực hóa, lý, sinh, địa, lịch sử, chính trị và xã hội. Đa phần các câu hỏi được xây dựng theo hướng cung cấp số liệu dữ kiện và kiến thức cơ bản để đánh giá mức độ vận dụng, phân tích của người học. Tuy nhiên, điểm của từng câu hỏi sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi.

thời gian thi đánh giá năng lực

CẤU TRÚC BÀI THI

Cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.

Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ (40 câu)

a) Tiếng Việt (20 câu)

Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.

Nội dung đánh giá

Mô tả

Hiểu biết văn học

Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức văn học cơ bản như: phong cách sáng tác của các tác giả tiêu biểu, nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm; vai trò của tác giả, tác phẩm đối với lịch sử văn học.

Sử dụng tiếng Việt

Đánh giá khả năng nhận biết vấn đề về sử dụng tiếng Việt như: xác định những từ viết không đúng quy tắc chính tả, những từ sử dụng sai, những câu mắc lỗi ngữ pháp diễn đạt; nhận biết cấu tạo từ, các biện pháp tu từ, các vấn đề thuộc về ngữ pháp câu, các thành phần trong câu, phép liên kết câu,…

Đọc hiểu văn bản

Đánh giá khả năng phân loại đặc trưng phong cách (phong cách thể loại, phong cách tác giả, phong cách chức năng ngôn ngữ, …), xác định ý nghĩa của từ/câu trong văn bản, cách tổ chức văn bản, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, nội dung và tư tưởng của văn bản.

b) Tiếng Anh (20 câu)

Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn:

Nội dung đánh giá

Mô tả

Lựa chọn cấu trúc câu

Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các cấu trúc câu thông qua việc yêu cầu thí sinh chọn từ/cụm từ có cấu trúc phù hợp để điền vào khoảng trống.

Nhận diện lỗi sai

Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức ngữ pháp và áp dụng để giải quyết vấn đề thông qua việc nhận diện lỗi sai trong những phần được gạch chân.

Đọc hiểu câu

Đánh giá khả năng đọc hiểu câu và khả năng áp dụng kiến thức ngữ pháp đã học thông qua việc chọn câu có nghĩa gần nhất với câu đã cho.

Đọc hiểu đoạn văn

Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng kiến thức ngữ pháp cũng như kỹ năng đọc lướt để lấy thông tin (skimming) và đọc kỹ để tìm chi tiết (scanning), cụ thể: đọc lướt để trả lời câu hỏi lấy ý chính (main idea), đọc kỹ để trả lời các câu hỏi tham chiếu (reference), câu hỏi chi tiết (detail), câu hỏi từ vựng (vocabulary), câu hỏi suy luận (inference).

Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu)

Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu

Nội dung đánh giá

Mô tả

Toán học

Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các kiến thức toán học trong chương trình giáo khoa trung học phổ thông thuộc các nội dung: ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số, số phức, hình học thuần túy, hình học tọa độ, tích phân và ứng dụng của tích phân, tổ hợp và xác suất, hàm số mũ và hàm số logarit, giải toán bằng cách lập hệ phương trình, giải hệ phương trình nghiệm nguyên.

Tư duy logic

Đánh giá khả năng suy luận logic thông qua các hình thức logic đơn lẻ và nhóm logic tình huống. Dựa vào các thông tin được cung cấp trong mỗi tình huống logic cùng với kỹ năng suy luận và phân tích, thí sinh tìm phương án khả thi cho các giả định được đưa ra.

Phân tích số liệu

Đánh giá khả năng đọc và phân tích số liệu thực tế thông qua các sơ đồ và các bảng số liệu. Các sơ đồ và bảng biểu xuất hiện trong đề thi gồm: biểu đồ tròn, biểu đồ Venn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ dạng bảng số liệu.

Phần 3. Giải quyết vấn đề (50 câu)

Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc năm lĩnh vực, gồm ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử).

Nội dung đánh giá

Mô tả

Lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lí, sinh học)

Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến ba lĩnh vực khoa học tự nhiên: hóa học, vật lý, sinh học.

Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về hóa học, vật lí, sinh học thông qua dữ kiện được cung cấp trong các bài đọc và kiến thức đã học; đánh giá khả năng  áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan.

Lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử)

Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá khả năng  hiểu kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội: địa lý, lịch sử.

Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về địa lý, lịch sử thông qua dữ kiện được cung cấp trong các bài đọc, kiến thức đã học hoặc kiến thức thực tế; năng lực áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan.

lộ trình học đánh giá năng lực

Tham khảo nguồn tài liệu hoàn toàn MIỄN PHÍ tại đây: https://trivietieltsmaster.edu.vn/category/tai-lieu-hoc-tap/

Hệ Thống Giáo Dục Trí Việt IELTS Master

logo-horizontal

Địa chỉ

107 đường số 5, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Tp.HCM

Giờ làm việc

Thứ Hai – Thứ Sáu: từ 17:00 đến 21:00

Thứ Bảy: từ 15:00 đến 21:00

Chủ nhật: từ 08:00 đến 19:30

Powered by Engonow