TỔNG HỢP KIẾN THỨC HÌNH HỌC THCS – PHẦN 1

Hình học là một nhánh của toán học nghiên cứu về các hình dạng, kích thước, và tính chất của không gian. Học sinh thường cảm thấy khó khăn với hình học vì nó yêu cầu một cách tư duy khác biệt so với số học và đại số. Đừng lo, bài viết này sẽ tổng hợp các kiến thức hình học THCS liên quan đến TAM GIÁC quan trọng bạn cần lưu ý nhé.

1. Các trường hợp bằng nhau của tam giác:

  • Trường hợp 1: Cạnh – cạnh – cạnh:
    Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
  • Trường hợp 2: Cạnh – góc – cạnh:
    Nếu 2 cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai 2 cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
  • Trường hợp 3: Góc – cạnh – góc:
    Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
các trường hợp bằng nhau của tam giác

2. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông:

Trường hợp 1: Hai cạnh góc vuông:
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Trường hợp 2: Cạnh góc vuông và góc nhọn kề:
Nếu một cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Trường hợp 3: Cạnh huyền và góc nhọn:
Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Trường hợp 4: Cạnh huyền và cạnh góc vuông:
Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

3. Tam giác cân – Tam giác đều và Tỉ số lượng giác của góc nhọn:

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

Tam giác cân - Tam giác đều và Tỉ số lượng giác của góc nhọn

4. Định lý – Hệ quả định lý cosin & Định lý sin – Hệ quả định lý sin & Quan hệ đường vuông góc – đường xiên – hình chiếu & Đường trung bình của tam giác

Định lý - Hệ quả định lý cosin & Định lý sin - Hệ quả định lý sin & Quan hệ đường vuông góc - đường xiên - hình chiếu & Đường trung bình của tam giác

5. Đường trung tuyến – Đường cao – Đường phân giác – Đường trung trực của tam giác

Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng (đường thẳng) nối đỉnh với trung điểm cạnh đối diện đỉnh đó. Ba đường trung tuyến của một tam giác thì đồng quy tại một điểm gọi là trọng tâm của tam giác.

Trong một tam giác, đoạn (đường thẳng) vuông góc kẻ tử một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó. Ba đường cao của một tam giác thì đồng quy tại một điểm gọi là trực tâm của tam giác.

Tia phân giác của một góc là tia chia góc đó thành 2 góc bằng nhau.

Trong một tam giác, ba đường phân giác đồng quy tại một điểm gọi là tâm đường tròn nội tiếp tam giác (đường tròn tiếp xúc trong với 3 cạnh tam giác).

Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác.

Ba đường trung trực của một tam giác thì đồng quy tại một điểm gọi là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác (đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác). Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác.

 Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác - Đường trung trực của tam giác

Mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ cho các bạn đang trong quá trình ôn luyện thi môn Toán cấp 2. Hãy theo dõi các kiến thức hình học THCS trong phần tiếp theo cùng TVIM nhé!

—————————

Trí Việt – IELTS Master

🌟Hotline: 0965.440.645

🌟Địa chỉ: 107 Đường số 5, Bình Trị Đông B, Bình Tân.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ Thống Giáo Dục Trí Việt IELTS Master

logo-horizontal

Địa chỉ

107 đường số 5, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Tp.HCM

Giờ làm việc

Thứ Hai – Thứ Sáu: từ 17:00 đến 21:00

Thứ Bảy: từ 15:00 đến 21:00

Chủ nhật: từ 08:00 đến 19:30

Powered by Engonow